Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng trời bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71 % sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Khi là thành viên của một nhóm, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đi đến nơi họ muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn bởi vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Nếu chúng ta cũng có sự cảm nhận tinh tế của loài ngỗng trời, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng đến cùng một mục tiêu như chúng ta.
Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con khác sẽ dẫn đầu.
Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả, và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.
Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang “đứng mũi chịu sào”, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ phải chịu đựng áp lực công việc và mệt mỏi triền miên.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để xuống cùng con ngỗng bị thay và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc chết, và khi đó, chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương Nam.
Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng trời, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn.
Lần sau có cơ hội thấy một đàn ngỗng bay, bạn hãy nhớ…
Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của nhóm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét